Việt – Trung: thắt chặt giao thương may mặc thời trang

Những năm gần đây, Việt  Nam – Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh hoạt động giao thương, nâng tỷ trọng xuất nhập khẩu tăng vọt. Trong đó, ngành dệt may đang được hai nước phát triển không ngừng.

Theo Vinatex đưa tin, trong 9 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt gần 32 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ.

Trong đó, hợp tác giao thương ngàng dệt may phát triển không ngừng. Việt Nam đã nhập hơn 7 triệu USD bông, 300 triệu  USD xơ sợi, 700 triệu USD phụ kiện dệt may , 2.4 tỷ USB vải từ phía Trung Quốc.

Không chỉ vậy, gần đây Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm cơ hội, tiến hành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với hàng loạt các dự án lớn. Được biết, phía Trung Quốc không chỉ đầu tư tập trung tại một số thành phố lớn mà còn hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp hai nước.

Với giá nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ ngành thời trang may mặc tương đối lớn thì việc Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam hẳn là một chiến lược khôn ngoan. Đồng thời, hoạt động đầu tư sẽ giúp chuyển giao công nghệ và sẽ là những bài học cho Việt Nam khi hình thành các mô hình cung ứng dây chuyền. Song, làn sóng đầu tư chuyển dịch một cách ồ ạt sẽ khiến những vấn đề môi trường, sự phát triển bền vững kinh tế nước nhà trở thành một thách thức với các nhà quản lý.

Rõ ràng, hoạt động giao thương ngành dệt may thời trang giữa hai quốc gia đang ngày một thắt chặt.Điều này cho thấy  dòng chảy chính hay nguồn hàng chính cung cấp cho ngành may mặc Việt Nam là được khởi phát từ Trung Quốc. Và thực tế đang chứng minh, nằm trong xu thế này, thời trang Quảng Châu, nguồn hàng Quảng Châu, thu nhỏ hơn là hàng taobao đang được các tiểu thương, người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, tin cậy.