Thương mại kinh tế Trung Quốc 2014 cơ hội và thách thức

30 năm qua, tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc dựa  vào nhân tố giá thành thấp, 2014 trở đi nền kinh tế nước này còn có nhiều cơ hội nhưng cũng vướng nhiều thách thức.

Trung Quốc vẫn được đánh giá là động lực tăng trưởng kinh tế trong khu vực, năm 2014 viễn cảnh kinh tế nước này vẫn tương đối sáng sủa. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng quan ngại bởi dù vậy, nền kinh tế này vẫn gặp đầy rẫy những nguy cơ, thách thức luôn luôn song hành cùng nhau. Trong đó, theo nhận định của Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Lý Dương thì đất nước của ông đang đối diện với 5 nguy cơ sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn khoảng 7,5%;  tốc độ đầu tư giảm, bất động sản biến động, công suất dư thừa, tài chính rối loạn, nợ địa phương tăng mạnh.

Trong khi đó, từ 2011 đến nay, sức cạnh tranh xuất khẩu của đất nước này bị giảm sút, thị phần quốc tế ngày càng co hẹp, năng lực sản xuất dư thừa nghiêm trọng, nhiều ngành sản xuất đến mức bão hòa, sức cạnh tranh các ngành dệt, điện tương đối mạnh,… Đây được coi là những thách thức lớn của đất nước có tốc độ phát triển kinh tế thần kỳ.

Song, chính những thách thức này vẫn được xem là động lực của nền kinh tế Trung Quốc. Bởi theo các nhà phân tích thì thị trường nước ngoài vẫn là đích tới của nền kinh tế nước này. Đây sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, với những chính sách về cải cách cơ cấu kinh tế cùng các ưu tiên từ phía Chính phủ nước này sẽ tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đối với nền kinh tế của Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, trong vòng 10 năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và 2014, hai nước sẽ tiếp tục tiến hành trao đổi thương mại song phương. Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu các ngành nghề như may dệt, luyện kim, linh kiện điện tử,…

 dathangquangchau