Tết Nguyên đán tại Trung Quốc

Vào một ngày cách nay hơn 4.000 năm, vua Thuấn đã trở thành hoàng đế của Trung Quốc, ông đã dẫn dắt thuộc hạ của mình cúng tế trước trời đất. Từ đấy, mọi người xem ngày này là ngày đầu tiên của mỗi năm, đó chính là ngày mồng 1 tháng Giêng. Và cũng từ hôm ấy, cứ đến ngày mồng một tháng giêng hàng năm, mọi người lại tổ chức nhiều hoạt động tưng bừng để chào đón ngày đầu năm. Các hoạt động diễn ra càng về sau này càng long trọng, thời gian diễn ra mỗi lúc một dài, sau cùng là hình thành nên những ngày Tết đón mừng năm mới như ngày nay.
Tết Nguyên Đán là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch . Nguồn gốc của ngày tết này có từ xa xưa với rất nhiều truyền thuyết và tập tục liên quan, phản ánh niềm tin và cách sống của con người thời cổ xưa.
Hoạt động đón Tết ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc đều có phong tục dán thần giữ cửa. Ban đầu, thần giữ cửa là hình nhân bằng gỗ đào, về sau, người ta vẽ thần lên cửa, hay vẽ lên giấy, cắt rồi dán lên cửa. Trong tuyền thuyết, Thân Đồ và Dư Lợi là hai anh em chuyên giữ cửa trừ quỷ. Hai vị thần này sẽ trấn giữ tại cửa chính. Khi được hai vị thần này giữ cửa thì lũ quỹ sẽ không dám đến quấy rầy.
 Thực đơn ngày Tết của người Trung Quốc đa phần là các loại bánh. Trong đó đáng chú ý có bánh tổ (Nian Gao) được làm từ gạo nếp loại tốt, cùng với đường và một chút gừng tươi. Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững. Một điều thú vị là phiên âm Nian Gao còn mang ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đó cũng chính là mong ước của mọi người trong năm mới. Trong số các loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất, đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Chiếc bánh này không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của người Trung Quốc. Bánh Nian Gao cũng là món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới
Người dân Trung Quốc có nhiều món ăn truyền thống ngày Tết, ví dụ như sủi cảo, hoành thành, mì, bánh trôi nước. Trong tiếng Hán, chữ bánh sủi cảo có bộ “giao” mang ý nghĩa thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Ăn bánh hoành thánh trong năm mới sẽ có ý nghĩa là “đầu tiên”. Ăn mì sẽ có ý nghĩa là “trường thọ”… Các món bánh truyền thống đều mang những ý nghĩa khác nhau với hy vọng gia đình sẽ mừng đón được nhiều điềm lành trong năm tới.
Bữa ăn tối đêm giao thừa luôn mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với người Trung Quốc. Nó không chỉ là bữa cơm đoàn tụ gia đình để đón chào năm mới, mà chủ yếu là bầu không khí ấm cúng sum họp của gia đình. Mặc dù bữa cơm đoàn tụ ngày Tết đã được chuẩn bị từ mấy ngày trước, nhưng phần lớn các món ăn chính sẽ được chế biến ngay vào ngày cuối năm để cả nhà cùng thưởng thức.
dathangquangchau.com