Order hàng và những nỗi khổ không ai thấu…

Sản phẩm cứ lỗi, lỗi là phải khiếu nại nhưng khiếu nại vừa mất thời gian vừa không được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, những tiểu thương thân mến, bạn có biết rằng chỉ khi bạn “thức mới biết đêm dài”...

Cứ lỗi lại khiếu nại…

Đặt một lô hàng hai trăm áo thời trang với 4,5 kiểu dáng khác nhau, mỗi loại vài chục chiếc thông qua công ty vận chuyển. Khách hả hê mang đống hàng về bung ra thấy khá hài lòng vì hầu hết đều ‘ngon nghẻ’, đẹp, thời trang. Tuy nhiên, ngó lên ngó xuống lại “tòi” ra hai em bị lỗi. Một em bị nhầm tem mác, một em bị lỗi túi áo. Khách cằn nhằn: bỏ ra mấy chục triệu đồng mà mua về có hai sản phẩm lỗi thế này Tức mình vì “sự vô trách nhiệm” của công ty vận chuyển, khách vồ điện thoại kêu than hàng lỗi rồi đùng đùng mang hàng đến trụ sở công ty vận chuyển “đòi ra ngô ra khoai”, khiếu nại- đền bù thiệt hại.

Trường hợp khác, khách mua gần trăm đôi giày, một đôi bị nhầm chiếc trái phải. Cũng không chịu được vì sự vô trách nhiệm trong kiểm hàng của đơn vị vận chuyển, khách té ù qua trụ sở công ty này khiếu nại yêu cầu hoàn sản phẩm đòi thanh toán 100% chi phí sản phẩm lỗi.

Đây là một trong những trường hợp rủi ro của khách hàng trong khâu đóng,kiểm hàng mà đơn vị vận chuyển như dathangquangchau gặp phải. Tuy nhiên, nhiều khách hàng lại ngặt nghèo đến mức lỗi to, lỗi nhỏ, lỗi lớn, lỗi bé bao gồm những lỗi có thể tự khắc phục được để đòi lại sự công bằng, không để tuột một chút dù bằng cây kim sợi chỉ của họ.

Song, nhiều khách hàng có biết rằng, nếu bạn là người trực tiếp đi đánh hàng mới có thể thấu hiểu hết những sơ suất ngoài ý muốn của các đơn vị vận chuyển.

Có đi mới biết…

Bạn đang sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam nên bạn hiểu rằng, đi đánh hàng trực tiếp sẽ tốn kém rất nhiều công sức đi lại, chi phí thuê người phiên dịch, đưa đường, khách sạn, thuê xe,… lại không tiện dụng bằng sử dụng dịch vụ vận chuyển. Và điều đặc biệt, nếu bạn đi trực tiếp bạn mới có thể hiểu từng chân tơ kẽ tóc nguyên nhân phát sinh những sản phẩm lỗi ngoài ý muốn như vậy.

Điều kiện cho một chuyến đi đánh hàng sẽ phải là lấy hàng loạt sản phẩm với số vốn lớn. Cũng do lấy với số lượng lớn nên đôi khi shop bán hàng cho bạn cũng có những sơ suất như: đặt nhầm, đặt lộn, dán nhầm, không kiểm tra hết lỗi sản phẩm. Hoặc đôi khi do hàng quá lớn và họ bị thiếu hàng, có thể sẽ giở mánh: tráo hàng để đảm bảo đủ số lượng. Có vô vàn lý do khách quan mà bạn không thể kiểm soát được hết số hàng trong một thời gian ngắn khi mua hàng ở nơi đất khách quê người.

Tương tự, là một đơn vị vận chuyển mỗi lần đánh hàng cũng lấy số lượng hàng lớn gấp hàng chục lần và thời gian kiểm hàng còn gấp rút hơn rất nhiều  khách buôn nên những rủi ro như lỗi hàng cũng chỉ là bất đắc dĩ.

Như vậy, nếu so sánh giữa được và mất khi đánh hàng trực tiếp và thông qua đơn vị vận chuyển thì rủi ro hàng lỗi có thể cho là tương đương nhau. Không những vậy, bạn vẫn có thời gian duy trì hoạt động kinh doanh trong nước, chỉ chờ hàng về và đưa về kho. Chưa kể đến trường hợp bạn đi đánh hàng qua biên và gặp hàng tá các rủi ro khác ngoài ý muốn mà bị mất hàng thì sẽ không có đơn vị nào “bảo hiểm” cho bạn. Ngược lại, sử dụng dịch vụ vận chuyển bạn sẽ được “bồi thường” 100% chi phí nếu không nhận được hàng.

Đến đây, bạn có thể cân đo đong đếm được những “lợi ích”, tiện dụng mà bạn được hưởng nếu sử dụng dịch vụ vận chuyển chưa? Do đó, đừng vội nóng nảy nếu gặp hàng lỗi, hàng không đúng yêu cầu. Trong trường hợp “bắt buộc” không còn cách khắc phục, bạn hãy nhanh chóng khiếu nại để đảm bảo lợi ích tối đa của mình. Tuy nhiên, nếu vẫn còn có con đường sửa chữa để khắc phục lỗi sản phẩm mà không bị ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của bạn thì bạn hãy bình tĩnh tìm cách xử lý sao cho xuôi chèo mát mái nhất.

Trong kinh doanh, sự phát triển của một doanh nghiệp cũng ảnh hưởng nhiều bởi đối tác, nguồn hàng. Vì vậy, trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh hãy cùng  thông cảm, chia sẻ hợp tác và phát triển để có những lợi ích bền vững nhất.