Những nét văn hóa có 1-0-2 ở Trung Quốc

Người Trung Quốc với lịch sử ngàn nằm văn hiến và nền văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc và mang màu sắc riêng nổi bật trên thế giới. Người Trung Quốc có nhiều phong tục, tập quán lạ mà du khách khi tới đây sẽ có những trải nghiệm mới mà có người còn ví như “cú shock văn hóa” khi đến với đất nước tỷ dân này.

Dù nét văn hóa Trung Hoa có nhiều đặc điểm tính cực và tiêu cực tuy nhiên nền văn hóa này vẫn luôn khiến người ta cảm thấy thú vị và để lại ấn tượng sâu sắc tới du khách.

Những điều có 1-0-2 chỉ có ở Trung Quốc

Dấu hiệu của sự thành công và năng động

Nếu như đến Quảng Châu mà du khách kêu than “Trung Quốc nóng bức,ồn ào và đông đúc” thì người dân Trung Hoa lại là xem đây là một lời động viên, khích lệ. Người Trung Quốc nghĩ rằng đông đúc, chen lấn, nóng bức hay ồn ào là những dấu hiệu của nền kinh tế phát triển, là dấu hiệu của sự giàu mạnh.

Văn hóa xếp hàng

Văn hóa xếp hàng của người Trung Quốc
Văn hóa xếp hàng của người Trung Quốc

Đến với bất cứ thành phố nào của Trung Quốc kể cả thủ đô Bắc Kinh thì bạn cũng sẽ không phải xếp hàng hay nói đúng hơn người Trung Quốc không bao giờ có chuyện xếp hàng mà luôn luôn là cảnh chen lấn nhau, vì thế cho nên ai nhanh và khỏe thì sẽ chen lên đằng trước, họ sẽ không đứng chờ đợi tới lượt mình đâu. Điều này khiến du khách quốc tế khi tới đây khá khó chịu.

Điều kiêng cự

Màu đỏ với nhiều người và nhiều quốc gia là màu may mắn nhưng đối với người Trung Quốc lại không phải vậy. Bởi lẽ đối với người Trung Quốc màu đỏ là màu thường được dùng để viết trên bia mộ. Do đó người Trung Quốc kiêng viết tên người sống bằng bút đỏ, nếu ai viết tên bằng bút đỏ thì sẽ là sự xúc phạm lớn.

Kiến trúc:

Kiến trúc ở Trung Quốc khá kì lạ với một số công trình kiến trúc rất đẹp,nhưng ngược lại lại có một số công trình xấu và xấu lạ khiến cho nhiều người phải ngạc nhiên không hiểu vì sao lại vẫn còn tồn tại.

Nguyên nhân là do Trung Quốc có hàng loạt dự án thi nhau mọc lên, chỉ cần xin được giấy phép xây dựng còn sau đấy hình thù công trình như thế nào sẽ không kiểm soát được. Kể cả cơ quan cao nhất cũng không kiểm soát thậm chí là chủ tịch nước.

Không thể không nhắc tới kỹ nghệ “nhái” tất cả mọi thứ ở Trung Quốc, họ có thể làm y chang tất cả mọi thứ, từ  túi xách, đồng hồ, giày dép, điện thoại cho đến Pizza Hut, Youtube, thành phố Paris, thành phố Venice. Rất may là họ bán mọi thứ đồ nhái với giá rất rẻ, nhưng nhớ mặc cả nhé, đừng ngại, hãy thản nhiên mà mặc cả xuống còn 1/3 giá niêm yết.

Người Trung Quốc rất coi trọng mặt, giống như bụng trong văn hóa Nhật, mặt ở TQ đại diện cho nhân phẩm, uy tín và danh dự. Có thể không kỳ lạ lắm với Việt Nam vì chúng ta cũng có nền văn hóa phương Đông truyền thống, nhưng cụm từ “mất mặt” đã làm du khách phương tây cảm thấy choáng váng vì độ… bạo lực.

Khái niệm “quan hệ – guanxi” rất quan trọng với người Trung Quốc, đặc biệt là trong kinh doanh, buôn bán. Để thành công trên thị trường quốc gia này, bạn nhất định phải có guanxi, đó là cách duy nhất để thành công.

Mỗi vùng miền trên đất nước Trung Quốc đều có phong cách nấu nướng và lựa chọn thực phẩm hoàn toàn khác nhau, trong đó chia làm những vùng chính như Sơn Đông nấu hải sản, Giang Tô chuyên nấu thịt, Tứ Xuyên chuyên dùng đậu, ớt và tỏi.

Bên cạnh việc chia vùng kỳ lạ như vậy, người Trung Quốc còn thích phơi khô tất cả mọi thứ để ăn dần như côn trùng, bò sát, thịt, hải sản, rau củ quả.

Văn hóa vay mượn của người Trung Quốc không ai dám chắc nó là tiêu cực hay tích cực, họ luôn cố gắng trả nhiều hơn thứ mình nhận được từ người khác chứ không sòng phẳng như văn hóa các nước khác. Đôi lúc nó lại là áp lực rất lớn cho cả đôi bên, Người Trung Quốc có câu “Nếu bạn nhận được một giọt nước, thì hãy trả lại cả một đài phun nước” là minh chứng rõ nét nhất cho văn hóa vay mượn này.

Khi bạn đang ở Trung Quốc và được tặng một món quà, đừng bao giờ mở nó ra ngay trước mặt người tặng, đó là điều cấm kỵ tại đất nước này, kể cả trong quan hệ vợ-chồng, cha-con. “không mở quà” được coi là hành vi tôn trọng người khác.

Dathangquangchau.com