Chị em rỉ tai nhau về kinh nghiệm mua sắm ở Quảng Châu

Đã rất nhiều câu chuyện về những kinh nghiệm mua sắm ở Trung Quốc được chị em chia sẻ với nhau. Tuy nhiên dù có được chia sẻ rất nhiều thì các chị em vẫn bị rỗng ví khi đi du lịch hay mua sắm ở Quảng Châu,vậy đâu là nguyên nhân? Hãy cùng đặt hàng Quảng Châu tìm hiểu nguyên nhân nhé.

Các chiêu tiếp thị chuyên nghiệp

Đầu tiên có lẽ là phong cách tiếp thị chuyên nghiệp của người bán hàng tại nơi đây.Đây chính là phong cách “pro”,thuật ngữ mà người trẻ vẫn hay dùng để nói đến mức độ bán hàng chuyên nghiệp.Tại các điểm mua bán ở đây,khi đến tham quan hoặc mua sắm tất cả mọi người đều phải thốt lên hai từ chuyên nghiệp quá,pro quá khi chứng kiến cảnh nhân viên bán hàng giới thiệu sản phẩm.

Du khách tham quan mua sắm trong chợ ở Trung Quốc

Nếu bạn đi du lịch theo tour Nam Ninh- Thượng Hải- Hàng Châu- Tô Châu-Bắc Kinh thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để ngắm nhìn và mua sắm nhiều sản phẩm nổi tiếng.Khi đến các địa điểm du lịch các nhân viên sẽ là người trực tiếp dẫn các bạn đi tham quan,giới thiệu và tư vấn mua hàng.Họ sẽ thuyết minh tường tận cho bạn về quy trình làm ra sản phẩm cũng như những nét nổi bật của sản phẩm đó.

Ở các quầy bày bán sản phẩm thì sẽ có các bạn nhân viên chăm sóc khách hàng tư vấn nhiệt tình cho bạn.Ví dụ như ở khu bán chăn tơ tằm sẽ có các nhân viên đứng làm ruột chăn và giới thiệu về sản phẩm cho trước mắt các bạn. Điều thú vị là bạn có thể tự tay làm cùng với họ,họ làm ruột chăn rất là nhanh chỉ mất khoảng 10 phút là họ đã có thể hoàn thành xong một cái ruột chăn. Để thu hút khách hàng sẽ có tư vấn viên thuyết minh về công dụng của chăn tơ tằm cũng như những sản phẩm chăn này đã được hoàng hậu nổi tiếng nào ở Trung Quốc ưa chuộng.Được xem trực tiếp và được nghe thuyết minh,du khách không ngại ngần rút ví ra 460 tệ đến hơn 1000 tệ để mua chiếc ruột chăn này về sử dụng mà không đắn đo hay suy nghĩ gì nhiều.

Chăn tơ tằm Trung Quốc
Chăn tơ tằm Trung Quốc

Ở các loại mặt hàng như trà,lụa,ấm chén,hay ngọc trai và một số sản phẩm khác thì sẽ có tư vấn viên hướng dẫn cho bạn cách phân biệt hàng thật,hàng nhái. Với cách bán hàng từ tạo dựng niềm tin này đã có rất nhiều du khách tin tưởng và mua hàng,dù biết rõ rằng sản phẩm này ở Việt Nam có thể bán với giá thấp hơn rất nhiều.Bởi người ta tin rằng hàng ở đây đáng tin tưởng hơn,chất lượng cao hơn hàng được bày bán ở Việt Nam.

Một chiêu tiếp thị khách khác là hướng dẫn viên của cơ sở sẽ nói giá cả khá cao. Khi khách đang băn khoăn, hướng dẫn viên “tấn công” luôn “Quý khách yên tâm giá cả ở chỗ chúng tôi rẻ nhất. Vì quý khách mua tận cơ sở – tức tận gốc, nên chúng tôi sẽ trừ 40% chi phí vận chuyển cho quý khách”.

Biết cách trả giá theo đúng chất lượng hàng

Để mua hàng ở Trung Quốc với đúng giá thì bạn phải biết cách trả giá,Nếu bạn muốn mua sắm được nhiều thì bạn có thể chọn đến Thượng Hải hoặc là Quảng Châu.Nới đây được ví là thiên đường mua sắm đấy.Và khi mua sắm luôn luôn phải nhớ đến quy tắc trả giá,nếu không bạn sẽ bị hớ rất nhiều đấy.

Mua sắm trên phố đi bộ Nam Kinh

Nếu có nhiều tiền, bạn có thể đến các trung tâm mua sắm như phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh (Bắc Kinh), phía nam phố đi bộ Nam Kinh (Thượng Hải), phố Bắc Kinh (Quảng Châu),… Còn không nhiều tiền, bạn đến các cửa hàng trên đường phố, chợ, các điểm tham quan để mua đồ lưu niệm, hàng hoá. Ngoài ra, bạn sẽ rất dễ mua nhầm, mua hớ hoặc bị tráo tiền giả (thường là loại tiền mệnh giá 50 tệ và 100 tệ). Việc tiêu tiền phụ thuộc vào… tài trả giá của bạn.

Ví dụ, đến Quảng Châu hay chợ Hồng Kông tại Bắc Kinh, bạn sẽ hoa mắt trước hàng hiệu siêu giả. Khách mới đi lướt qua các gian hàng, người bán đã tung ra đủ chiêu câu khách. Khi khách dừng chân, người bán giới thiệu thêm sản phẩm của hàng loạt tên tuổi Louis Vuiton, Prada, Polo, Chloé, Esprit, Fendi…

Chợ Hồng Kông

Chưa cần khách hỏi han, trả giá, người bán thường chỉ ra các chi tiết chứng tỏ hàng thật như phần lớn các cá nhân, cửa hàng Việt Nam vẫn bán hàng trên mạng cũng cố chứng tỏ “hàng nhập từ Mỹ, từ Pháp, từ Singapore… về”. Những ai không sành sẽ tin ngay đó là đồ thật. Ngay lập tức, họ sẽ “hét giá trên trời”. Bạn cứ trả giá dần từ 1/10 trở lên. Khi trả giá quá thấp, có thể bạn sẽ bị mắng. Nếu có hiểu, bạn cũng hãy cứ giả vờ lờ đi, coi như không hiểu. Khi đó, họ sẽ tự hạ giá dần dần với giá không ngờ.

Với kiểu kinh doanh như trên khiến nhiều du khách chỉ tiêu tiền tại những địa điểm mà hướng dẫn viên người Trung Quốc dẫn vào. Du khách không biết rằng họ bị mua với giá đắt hơn rất nhiều so với bên ngoài. Bởi ngoài các chi phí kinh doanh thông thường, những nơi đó còn “phải trả cho công ty du lịch 10 tệ/ khách, trả cho tài xế 50 tệ/ khách cho dù đoàn khách đó có mua hàng hay không”. Theo tìm hiểu, hướng dẫn viên phía Trung Quốc sẽ được trả hoa hồng từ 10-20% giá trị mỗi sản phẩm mà du khách mua, và mỗi cơ sở điểm đó thường có 30-50 đoàn từ 10-20 khách du lịch đến mỗi ngày.

Bên cạnh đó, vì ít đoàn du khách Việt Nam có tiền tip (tiền bồi dưỡng) nên nhiều hướng dẫn viên phía Trung Quốc thường có một chiêu “thu tiền” khá phổ biến: quảng cáo mời khách tham gia các chương trình ngoài lịch trình tour. Với tài ăn nói của họ, du khách thường đồng ý đóng tiền tham gia mà không hề biết họ tự ý nâng giá vé tham quan hoặc xem show diễn nào đó.

Vì vậy nên bạn không nên mua hàng tại các địa điểm mà hướng dẫn viên dẫn vào vì hàng ở đây thường đắt gấp 3 lần hàng hóa được bày bán ở những chỗ khác.Hãy là du khách thông thái để không bị rỗng ví khi trở về từ chuyến du lịch nhé.

Dathangquangchau.com