Sức khỏe kinh tế Trung Quốc suy yếu, cơ hội-thách thức cho Việt Nam
Những kết quả kinh tế Trung Quốc vừa công bố như phát ra những tín hiệu không mấy khả quan trong thời gian tới cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và cũng dấy lên những lo ngại về sức ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2013, tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ đạt 7,7% thấp nhất từ năm 1999 trở lại đây. Tình hình xuất khẩu tháng 2 sụt giảm đáng kể khoảng 18,1 % so với cùng kỳ năm ngoái. Chưa hết, đồng nhân dân tệ sụt giảm nghiêm trọng so với đồng đô la Mỹ, chỉ số quản trị mạng tháng 3 của Trung Quốc chỉ đạt khoảng 48,1- thấp nhất từ 2013. Đây là những con số đáng thất vọng về một nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Theo dự báo, đà suy giảm này sẽ tiếp tục đeo bám Trung Quốc trong 2014.
Việt Nam là đối tác kinh tế thương mại lớn với đất nước láng giềng Trung Quốc chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ khi kinh tế đất nước này bị yếu đi. Về xuất khẩu: khi sản xuất Trung Quốc trì trệ, một số ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu sự tác động lớn như nhóm ngành xuất khẩu khoáng sản dưới dạng thô, dệt may, nông lâm thủy hải sản,…
Trên phương diện nhập khẩu, khi việc xuất khẩu sang các nước châu Âu đòi hỏi kỹ thuật cao, trong khi nhân dân tệ giảm, Việt Nam lại đang trong quá trình cắt giảm thuế theo Hiệp định ASEAN với Trung Quốc thì đây thực sự là mối đe dọa lớn gây thâm hụt thương mại Việt Trung. Như vậy cũng đồng nghĩa mặt hàng giá rẻ Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường Việt gây áp lực cạnh tranh không hề nhỏ với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Ngược lại, khi đồng nhân tệ giảm, xuất khẩu của Việt Nam cũng chịu tác động không hề nhỏ trong quá trình cạnh tranh với một ông lớn như Trung Quốc.
Tuy nhiên vẫn có cơ hội tích cực cho Việt Nam từ nền kinh tế Trung Quốc suy giảm, bởi khi gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nhà xuất khẩu tại Việt Nam sẽ chuyển sang nhập khẩu từ các nước là thành viên tham gia ký kết hiệp định này, thay vì phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc.