Tết trung thu đâu to hơn Trung Quốc???
Tết trung thu-Tết đoàn viên là một trong những ngày lễ lớn tại Trung Quốc.Cũng giống như tết nguyên đán ngày trung thu là ngày mà tất cả những người con xa quê mong được về sum vầy với gia đình,là ngày để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo với các bậc sinh thành
Tết Trung Thu, là một ngày vô cùng đặc biệt, ngày của giữa tháng mùa thu, cho nên được gọi là ”Trung Thu” hoặc ”Trọng Thu”. Vì trăng ngày 15/8 tròn và sáng hơn những tháng khác, còn được gọi là “Nguyệt Tịch”. Trước đêm Trung Thu, mọi người trong gia đình, dù sống nơi đâu cũng đều quay về đoàn tụ với ông bà cha mẹ ăn bữa cơm đoàn viên, đó là ý nghĩa “song viên”, nên cũng gọi là “Tiết Đoàn Viên”. Tết Trung Thu là ngày lễ truyền thống dân gian của Hán Tộc và dân tộc thiểu số khác của Trung Quốc. ”Tịch Nguyệt” nghĩa là cúng tế bái lạy Nguyệt thần. Đời Chu, mỗi năm cứ đến tiết Trung Thu đều tổ chức cúng bái Nguyệt thần. Đời Đường, tiết Trung Thu nhà nhà cùng thưởng trăng, người người cùng đùa giỡn dưới trăng.Đời Nam Tống, dân gian còn làm bánh tặng nhau, thưởng trăng trên sông. Từ đời nhà Minh, Thanh đến nay, phong tục Trung Thu càng thêm thịnh hành; rất nhiều trò chơi đặc biệt như: Thắp đẩu hương, làm cây Trung Thu, thắp đèn tháp, thả đèn trời, chạy theo trăng, múa rồng lửa… Ngày nay, tập tục chơi đùa dưới trăng, không còn như xưa nữa, nhưng lập bàn thưởng trăng vẫn rất thịnh hành, mọi người chúc tụng với nhau những lời tốt đẹp vây quanh cuộc sống, hoặc chúc sức khỏe cho những người thân đang sống nơi xa và chúc cho người nhà ”nghìn dặm cùng thuyền quyên”..
Những đặc trưng gắn với lễ Trung Thu:
Bánh Trung Thu: Chiếc bánh Trung thu của người Trung Quốc gắn với một huyền thoại. Vào thế kỷ XIV, người ta trao nhau những chiếc bánh kếp có đính kèm những mảnh giấy viết “Tiêu diệt người Mông Cổ vào ngày 15 của tháng thứ 8”. Đó là thông điệp bí mật từ lãnh đạo phiến quân Chu Nguyên Chương kêu gọi người Trung Quốc lật đổ vua cai trị người Mông Cổ thời nhà Nguyên (1279-1368).
Chúa Thỏ: Có cơ thể con người nhưng mang tai và miệng thỏ. Năm nay, Bắc Kinh đã kết hợp một số yếu tố hiện đại vào biểu tượng và đặt làm “đại sứ” thành phố trong lễ hội.
Mai mối: Người Trung Quốc tin rằng thần mặt trăng là một người mai mối rất thành công. Một bộ phận người Trung Quốc thường tổ chức những buổi dạ hội giả trang trong ngày lễ Trung thu dành cho nam nữ trẻ tuổi có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu nhau. Những người phụ nữ sẽ ném khăn tay của họ vào đám đông, người đàn ông sẽ bắt lấy và trả lại cho chủ nhân của nó.
Những hoạt động truyền thống trong kỳ nghỉ lễ:
Thưởng nguyệt
Thời cổ, hoàng đế Trung Quốc tế mặt trời vào ngày xuân phân, tế mặt đất vào ngày hạ chí, tế mặt trăng vào ngày thu phân và tế trời vào ngày đông chí. Tục cúng trăng vào ngày trăng tròn giữa thu bắt nguồn từ thời nhà Chu, vốn là lệ của triều đình quý tộc, nhưng dần dần cũng mở rộng ra trong dân gian.
Từ một lễ tế trang nghiêm, dần dần tết trung thu trở thành một cuộc vui nhẹ nhàng, các văn nhân họp mặt cùng ngắm trăng, làm thơ. Tục lệ ngắm trăng của văn nhân bắt đầu từ khoảng thời Ngụy Tấn, thịnh hành vào đời Đường. Đến đời Tống thì hoạt động chính trong dịp trung thu của dân gian không còn là tế lễ nữa mà là ngắm trăng vui chơi, có kẻ ngắm trăng cảm khái ngẫm nghĩ về thế cuộc, cũng có người uống rượu hát ca vui vẻ, đại để trung thu đã trở thành ngày tết dân gian dành cho tất cả mọi nhà.
Bái nguyệt
Truyền thuyết rằng nước Tề thời Xuân Thu có cô gái xấu xí gọi là Vô Diêm Nữ (tên thật là Chung Li Xuân, còn gọi là Chung Vô Diệm), bái nguyệt rất chân thành, sau này được vào cung và làm hoàng hậu. Từ đó các thiếu nữ có tập tục bái nguyệt, tức là cúng Hằng Nga, để mong muốn trở nên xinh đẹp như Hằng Nga. Thực ra Vô Diêm Nữ sở dĩ được vào cung làm hoàng hậu không phải vì dung mạo xinh đẹp mà vì tài năng xuất chúng.
Đời Minh Thanh, việc cúng bái có sự đổi khác đôi chút, ngoài hình tượng “nguyệt thần” là Hằng Nga vốn xuất hiện trong Đạo giáo ra, mặt trăng còn được dân gian gắn thêm hình tượng bồ tát cùng thỏ ngọc giã thuốc (vì thế sau này hình ảnh Hằng Nga mới gắn liền với thỏ ngọc), các chợ đều bán tranh vẽ bồ tát và thỏ ngọc để người dân mua về thờ cúng nhân dịp này.
Ngày lễ rơi vào thời điểm chính giữa mùa thu, tượng trưng cho sự no ấm, đoàn viên. Trong ngày này, mặt trăng sẽ viên mãn nhất, do vậy, người Trung Quốc còn gọi Tết Trung thu là “Lễ hội mặt trăng”.Hội Trung thu khởi nguồn từ “Chu Lễ”, một nghi lễ thời Tây Chu vào khoảng 3.000 năm trước, tổ chức vào tháng Tám âm lịch, tháng thứ 2 của mùa thu nên gọi là “Trung Thu”Người Trung Quốc bắt đầu kỷ niệm lễ hội Trung thu vào đầu thời nhà Đường (618-907), thời đại dồi dào, phong phú về vật chất và nền văn hóa nở rộ.Họ thờ mặt trăng ở ngoài trời với rượu, hoa quả và đồ ăn nhẹ, bày tỏ lòng thành, cảm ơn về một mùa thu hoạch bội thu và cầu nguyện để thần mặt trăng mang lại may mắn.Đền thờ thần Mặt trăng hay còn gọi Yuetan đặt ở Trung tâm thương mại của Bắc Kinh vào thời nhà Minh (1368-1644) và thời nhà Thanh (1644-1911)- những triều đại tôn thời mặt trăng.Lễ hội này là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Trung Quốc, sau Lễ hội mùa xuân hay là Tết Âm lịch.
Chơi đèn lồng
Chơi đèn lồng, ngắm hoa đăng là một trong những hoạt động chính của tết trung thu. Tuy không làm lễ hội hoa đăng hoành tráng như tết Nguyên tiêu, nhưng trung thu cũng được coi là một trong những lễ hội đèn lồng chính tại Trung Quốc. Chơi đèn lồng, chủ yếu thịnh hành ở miền nam, các vùng Quảng Đông, Hồng Kông đều có, mà chủ yếu là làm ở các gia đình và cho thiếu nhi. Các em bé dưới sự giúp đỡ của cha mẹ dùng giấy và tre cắt thành đèn con thỏ, đèn ông sao, đèn hộp… gắn lên một cán dài để đem đi chơi.
Múa rồng lửa
Ngày 15/8 là ngày lễ truyền thống của Trung Quốc. Tiết Trung Thu, tiết Xuân, tiết Thanh Minh và tiết Đoan Ngọ được gọi chung là bốn đại lễ truyền thống của Hán tộc Trung Quốc.