Ngành vận tải oằn mình chịu nhiều sức ép
Phí logistics quá lớn cộng thêm giá nhiên liệu liên tục tăng vọt trong thời gian qua khiến ngành vận tải trong nước gặp nhiều trở ngại. Theo như khảo sát của Ngân hàng thế giới (WB) được báo GTVT đăng tải, chi phí logistics (chi phí dịch vụ tổng hợp giao – nhận – kho – vận) trong đó có chi phí vận tải ở Việt Nam đang ở mức ~ 21 -25% GDP. Con số này cao hơn 10% so với các nước đang phát triển trong cùng khu vực, theo nhận xét của ông Hoàng Anh Dũng – chuyên gia vận tải WB. Như vậy, so với các quốc gia tương tự, Việt Nam đang mất khoảng 10-15 tỷ USD/năm trên tổng thuu nhập quốc dân. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng cho ngành vận tải chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay. Bà Nguyễn Kim Dung- Tổng công ty đường sắt Việt Nam nhận định, cơ sở hạ tầng, thông tin tín hiệu và xếp dỡ của ngành ngày càng xuống cấp ảnh hưởng đến lượng hàng hóa khai thác. Không những vậy, năng lực đáp ứng của ngành đường sắt không đủ nhu cầu vận chuyển. Còn trong vận tải đường bộ, ông Đỗ Xuân Hoa – Tổng thư kí Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đánh giá, hiện các doanh nghiệp vận tải đang cạnh tranh về giá chứ không phải chất lượng . Họ chấp nhận mức giá cước thấp cực sàn, thậm chí dưới sàn để tăng số lượng khách và bù lại bằng việc chở quá trọng tải cho phép trong mỗi lần vận chuyển. Ngoài ra, phải kể đến giá xăng dầu liên tục tăng trong những năm qua ảnh hưởng không nhỏ đến ngành vận tải chưa kể đến hàng loạt các phí đang bao vây như phí đường bộ,… Có thể thấy rằng, ngành vận tải Việt Nam đang gặp rất nhiều áp lực. Để giải quyết bài toán này theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ đưa ra một số giải pháp chính. Đó là, hiện đại hóa tăng cường ngành vận tải, tối ưu hóa các mạng lưới, tuyến, hành lang vận tải,…từng bước hiện đại hóa và tăng quy mô doanh nghiệp vận tải.